Ý nghĩa của chỉ số Apgar trong sản khoa
Thử nghiệm apgar bao gồm năm yếu tố dùng để đánh giá sức khỏe của bé khi bé vừa sinh ra. Mỗi yếu tố trong thử nghiệm được cho điểm 2,1, hoặc 0. Thử nhiệm apgar bao gồm:
– Nhịp tim, đánh giá nhịp tim.
– Hô hấp của trẻ, đánh giá về tần suất và cường độ hô hấp.
– Hoạt động cũng như sự phối hợp của các cơ.
– Phản ứng của cơ thể bé với các kích thích bên ngoài
– Màu sắc của da bé.
Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y tá cộng điểm của năm yếu tố này sau khi thử nghiệm kết thúc để được chỉ số Apgar. Rất hiếm khi có trẻ được điểm tối đa là 10 điểm ở lần thử đầu tiên đo, vì sự vận động cũng như các cơ và da của trẻ không được hồng hào khỏe mạnh bằng 5 phút sau đó.Bảng đánh giá chỉ số Apgar
Bảng đánh giá chỉ số Apgar bao gồm:
– Chỉ số Apgar, sau thử nghiệm.
– Dấu hiệu 2, 1.
– Apgar/ Điểm 0 sau thử nghiệm.
– Nhịp tim của bé trên 100 nhịp/ phút
– Nhịp tim dưới 100 nhịp/ phút: Không đập
– Nhịp thở, tần suất và cường độ: Thở bình thường và thở sâu hoặc thở chậm hoặc không đều
– Phản ứng của trẻ với các kích thích bên ngoài: Vẻ mặt có trẻ sinh khí, vẻ mặt chỉ cau có, hoặc nhăn mặt, trẻ hay bị ho và có những kích thích ở vùng mũi, khó thở, không thở.
– Không cử động hoặc cử động rất nhẹ
– Hoạt động & sự phối hợp của cơ: Nhanh, mạnh hay tự ý. Tay chân cọ quậy yếu hoặc không cử động hoặc rất nhẹ.
– Màu sắc da: Màu sắc bình thường (tay chân hồng hào) hay tím tái.
– Màu sắc bình thường nhưng tím tái xanh xao một vài vùng da và cơ.
Ý nghĩa của chỉ số Apgar
Những đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt thường có chỉ số Apgar trên 7 điểm ở lần thử nghiệm đầu tiên, và điểm gần tuyệt đối ở lần thử thứ 2. Tuy nhiên, chỉ số Apgar thấp từ 4 đến 6 không có nghĩa là bé nhà bạn không thực sự khỏe mạnh. Những bé này cần được vài trợ giúp y khoa đặc biệt như sử dụng máy thở oxy để giúp bé thở hoặc hút đàm nhớt để khơi thông đường hô hấp cho bé.
Bé có chỉ số Apgar nhỏ hơn 4 bắt buộc phải được đặt trong tình trạng cấp cứu và cần sự chăm sóc đặc biệt như thở oxy hay thậm chí sử dụng thuốc khi cần thiết.
5 phút sau sinh, bé sẽ được đánh giá lại, và nếu chỉ số này vẫn không lớn hơn 7 thì bé cần được bác sĩ, cũng như y tá tiếp tục theo dõi bằng các dụng cụ y khoa cần thiết.
Hầu hết các bé có chỉ số Apgar thấp đều gặp các vấn đề về tim phổi, và nếu như đến lần thử thứ 3 chỉ số Apgar vẫn không lớn hơn 7 thì bé cần nằm viện để được chăm sóc và tìm hiểu nguyên nhân. Cũng có nhiều bé lần thử đầu tiên khá thấp vì bé chưa quen với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ mà thôi.Tại sao cần biết về chỉ số Apgar
Các bậc cha mẹ cần phải biết chỉ số Apgar để có thể theo dõi bé, khi bé có biểu hiện lạ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được giúp đỡ. Chỉ số này dù cao hay thấp cũng không hứa hẹn gì về sức khỏe của bé hay trí thông mình của bé khi lớn lên. Rất ít bé có chỉ số Apgar cao tuyệt đối, có rất nhiều bé phát triển sức khỏe tốt trong tương lại nhưng chỉ số Apgar khi sinh lại không hề cao.